
Cứ 2 mã tăng điểm thì có 3 mã giảm điểm.
Kết thúc phiên hôm qua (16/1), chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng chưa đến 0,1%, lên 1.472,63 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,2%, xuống còn 13.511,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt khoảng 5,6 tỷ cổ phiếu.
Hôm qua, World Bank vừa cắt giảm dự báo về tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2013. Nguyên nhân được tổ chức này đưa ra là do các biện pháp thắt lưng buộc bụng, tỷ lệ thất nghiệp cao và niềm tin kinh doanh ở mức thấp đang đè nặng lên nền kinh tế của các nước phát triển. Trong khi đó, chính phủ Đức cũng giảm dự báo về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng công bố báo cáo nhận định về tình hình kinh tế trong tháng trước. Theo đó, kinh tế Mỹ đã tăng tốc ở hầu hết các địa phương. Nền kinh tế được hỗ trợ bởi thị trường nhà đất và ô tô, bất chấp triển vọng về thị trường lao động chỉ xuất hiện một số ít dấu hiệu phục hồi. Sản lượng công nghiệp tháng 12/2012 tăng tháng thứ 2 liên tiếp, chứng tỏ hoạt động tại các công ty vẫn được mở rộng bất chấp cuộc chiến về ngân sách.
Các cổ phiếu công nghệ là nhóm tăng điểm mạnh nhất trong số 10 nhóm của chỉ số S&P 500. Cổ phiếu của Apple tăng 4,2% sau khi giảm 7,2% trong 3 phiên trước đó. Apple đưa ra chính sách hỗ trợ cho người mua điện thoại iPhone và laptop MacBook nhằm cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ ở thị trường này.
Cổ phiếu của Dell giảm 4,3% sau khi tăng tới 21% trong 2 ngày trước. Cổ phiếu của Boeing tiếp tục sụt giảm bởi những rắc rối đối với dòng Dreamliner 787.
Nhà đầu tư cũng quan tâm theo dõi kết quả kinh doanh của các công ty. Trong số 39 công ty của chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả, 75% công bố kết quả tốt hơn dự đoán.
Minh Anh
Theo Bloomberg
Theo Bloomberg