Bản tin tổng hợp thị trường ngày 30.4


Hàng hóa

- Theo Exchange Traded Gold, quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust tiếp tục bán ra 2,4 tấn vàng hôm qua 29/4, phiên bán ra thứ 15 liên tiếp.

- Vàng giảm 1% hôm nay, rơi vào vùng tiêu cực sau khi xuất hiện một số lực săn bắt giá rẻ trong khi dòng chảy ra khỏi các quỹ đã nhấn mạnh sự thiếu niềm tin của giới đầu tư vào kim loại này.

- Thông tin Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra trách nhiệm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN VN đối với hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay vốn bằng vàng, được dư luận đón nhận bằng nhiều cảm xúc khác nhau.

- Sau khi rơi vào thị trường giá xuống, giá vàng kỳ hạn có thể tiếp tục giảm hơn nữa xuống thấp nhất kể từ tháng 9/2010, theo phân tích kỹ thuật của chuyên gia Fain Shaffer tại Infinity Trading. Giá vàng có thể giảm 11% xuống còn 1.300 USD/oz, sau khi thất bại trong việc chốt phiên vượt lên trung bình động 20 ngày, Shaffer cho biết. Hiện trung bình động 20 ngày của giá vàng vào khoảng 1.480 USD/oz. Giá vàng giao tháng 6 chốt phiên hôm qua 29/4 tại 1.476,4 USD/oz.

- Công bố mới đây nhất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã ACB-HNX) về việc thành lập Công ty TNHH MTV Kinh doanh vàng Ngân hàng Á Châu trong lúc thị trường vàng đang có nhiều ‘lộn xộn’ được giới chuyên môn cho rằng đây là cách thức mới để các ngân hàng tranh thủ kinh doanh khi dòng vốn chưa biết đổ vào đâu.
- Vào lúc 9h30 sáng nay, Công ty vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng giảm rất nhẹ so với giá cuối ngày hôm qua. Giá vàng Doji Hà Nội (bán lẻ): Mua vào 42,66 triệu đồng/lượng; bán ra 42,84 triệu đồng/lượng. Giá vàng Doji Tp Hồ Chí Minh (bán lẻ): Mua vào 42,66 triệu đồng/lượng; bán ra 42,84 triệu đồng/lượng.

- Dân Trung Quốc ùn ùn kéo nhau mua sạch vàng trong nước, trong khi các nước láng giềng cũng diễn ra tình trạng tương tự.

- Cơn sốt vàng bắt đầu hình thành khi nhu cầu đối với thứ kim loại quý hiếm này tăng cao, kèm theo cơn sốt về giá cả. Thời gian gần đây, việc những khu khai thác vàng mọc lên như nấm, mỏ mới được mở ra, mỏ cũ được nới rộng đã và đang ảnh hưởng ngày một tiêu cực đến nguồn nước và môi trường tại những nơi mà cơn sốt này đi qua.

Vàng đã lấy lại một nữa những gì đã mất sau đợt giảm mạnh giữa tháng 4 và có thể còn cũng cố hơn nữa nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ vào thời điểm này, theo Edward Meir, cố vấn hàng hóa ở INTL FCStone nhận xét.
Barclays cho biết bối cảnh kinh tế vĩ mô và các nền tảng cơ bản vẫn đang tạo tiền đề cho xu hướng tăng giá vàng, tuy nhiên dòng vốn đầu tư và các yếu tố kỹ thuật lại có dấu hiệu suy giảm.

- Giá đồng tăng nhờ được hỗ trợ bởi kỳ vọng kích thích kinh tế Mỹ và châu Âu cộng với dấu hiệu gia tăng nhu cầu trên thị trường vật chất.

- Giá dầu thô tăng mạnh và chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 đạt kỷ lục đều nhờ kỳ vọng ECB cắt giảm lãi suất kích thích kinh tế châu Âu.

Tiền tệ - ngân hàng

Đồng bạc xanh hướng đến tháng giảm đầu tiên so với euro kể từ tháng 1/2013 trước cuộc họp chính sách của Fed và các báo cáo về thị trường việc làm. Fed được cho là sẽ tiếp tục chương trình nới lỏng tiền tệ cho đến khi nền kinh tế phục hồi đáng kể và sẽ khiến USD giảm giá.
- Lượng USD của các ngân hàng đang rất dồi dào, nhu cầu USD của nền kinh tế hiện không cao, nhưng USD ở thị trường tự do giá lại đang cao. 
Euro giảm xuống từ mức cao nhất trong một tuần so với đôla do có dự đoán ECB sẽ hạ lãi suất chính khi các hoạch định chính sách họp vào 2 ngày tới.
Thị trường chứng khoán
Số liệu tính đến ngày 24/04/2013 của Bespoke Investment Group cho thấy VN-Index tăng 15%, xếp thứ 11 trong số 40 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất trên thế giới từ đầu năm 2013 đến nay.

- Kể từ đầu năm, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 8,6% nhờ kỳ vọng Nhật bản sẽ thực hiện thêm nhiều biện pháp để ngăn tình trạng giảm phát. Ngoài ra, thị trường kỳ vọng, tại cuộc họp trong 2 ngày tới đây, các NHTW của Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục kích thích tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ doanh số bán nhà Mỹ tăng khi nhà đầu tư kỳ vọng vào kế hoạch kích thích của các ngân hàng trung ương.

Chứng khoán Châu Âu biến động nhẹ, hướng đến đà tăng tháng thứ 11 khi các công ty từ UBS AG - BP Plc đến Anheuser-Busch InBev NV công bố lợi nhuận. Cổ phiếu Châu Á xanh điểm trong khi chỉ số chứng khoán kỳ hạn dao động.

Tin khác

- Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc tháng 3 thấp hơn dự báo do nhu cầu toàn cầu yếu hạn chế khả năng phục hồi nền kinh tế.

- Theo số liệu của Uỷ ban châu Âu ngày 29/4, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng và các giám đốc điều hành giảm từ 90,1 điểm xuống 88,6 điểm trong tháng 4, giảm mạnh hơn mức dự báo 89,3 điểm của các chuyên gia.

- Trước sức ép toàn cầu trong công cuộc ngăn chặn tình trạng trốn thuế, bộ trưởng tài chính Luxembourg cho biết, nước này sẽ sẵn sàng mở rộng chia sẻ thông tin tài khoản, trong đó có thông tin về các công ty toàn cầu với Mỹ và EU thay vì chỉ thông tin về cá nhân như thỏa thuận mới ký kết tháng này.

- Trong tháng 4, lạm phát của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tính toán dựa trên phương pháp hài hòa của của Liên minh châu Âu (EU), giảm xuống 1,1%, từ mức 1,8% trong tháng 3. Đây là tỷ lệ lạm phát thấp nhất của Đức kể từ tháng 8/2010. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo lạm phát Đức xuống 1,7%. Giá cả giảm 0,5% trong tháng.

- Chi tiêu dùng Mỹ tăng, phản ánh mức tăng chi tiêu dịch vụ, điều khó lặp lại trong quý này khi hoạt động lớn nhất của kinh tế Mỹ giảm nhiệt.

Theo số liệu mới công bố hôm nay 30/4, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản trong tháng 3 giảm xuống 4,1%, mức thấp nhất hơn 4 năm.

Back To Top